-
- Tổng tiền thanh toán:
Ngày 30/8/2018, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn “Mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường KH&CN”.
Ngày 30/8/2018, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn “Mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường KH&CN”.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường KH&CN đã đầy đủ nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Sự kết nối giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp KH&CN với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, phân phối, thương mại còn hạn chế, tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ.
Diễn đàn được chia làm 3 phiên với sự tham gia, giới thiệu của nhiều mô hình tiêu biểu trong nước và quốc tế như: mô hình ươm tạo công nghệ và chuyển giao công nghệ từ trường đại học, mô hình gắn kết giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu hay việc hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ ngay trong doanh nghiệp. Theo nhận định của các chuyên gia, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện, trường cho các doanh nghiệp có thể coi là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường KH&CN, nhằm nâng cao trình độ KH&CN ở Việt Nam.
Tham gia diễn đàn, Tiến sĩ Đoàn Văn Tuấn, Giám đốc Viện nghiên cứu và ứng dụng Kangaroo đã chia sẻ mô hình nghiên cứu khoa học Công nghệ của Kangaroo, đây là một mô hình điển hình cho khối doanh nghiệp làm khoa học, từ đầu tư nghiên cứu ứng dụng đến phát triển thị trường. Theo đó, với sứ mệnh phát triển sản phẩm khỏe phục vụ cho 700 triệu dân Đông Nam Á của Kangaroo, viện nghiên cứu và ứng dụng Kangaroo thực hiện vai trò là đơn vị nghiên cứu từ nhu cầu, thị hiếu cũng như các vấn đề liên quan tới sức khỏe của cộng đồng, tập trung vào 3 yếu tố đó là Nước, vi khuẩn và không khí. Từ việc đánh giá nhu cầu, viện sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp, từ đó chủ động tìm các nguồn lực phù hợp từ khoa học đến ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp nhất với thị trường. Trải qua các công đoạn từ nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định, sản xuất và đánh giá an toàn, sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đã được đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng.
Cũng theo ông Tuấn, các nghiên cứu khoa học mà không được ứng dụng vào sản xuất thì không có giá trị, việc của các nhà khoa học là nghiên cứu còn để ra được thị trường thì cần sự phối hợp rất lớn từ phía doanh nghiệp, đơn vị có đầy đủ nguồn lực từ năng lực sản xuất, vốn đến năng lực thị trường. Việc thành lập viện nghiên cứu và ứng dụng của Kangaroo giải quyết được bài toán về sự chủ động, đáp ứng về mặt thời gian cũng như đảm bảo được đúng những giá trị mà doanh nghiệp đang mong muốn đó là tăng hàm lượng chất xám vào trong mỗi sản phẩm theo đúng định hướng sản phẩm khỏe mà Kangaroo đã đề ra.
Thành quả mà Viện nghiên cứu và ứng dụng Kangaroo đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến công nghệ tạo Hydrogen trong máy lọc nước, 2 bằng độc quyền sáng chế, công nghệ kháng khuẩn ứng dụng trên các sản phẩm như sen vòi kháng khuẩn, tủ đông kháng khuẩn, công nghệ IoT ứng dụng trong hệ sản phẩm của Kangaroo. Những kết quả này là minh chứng cho định hướng đúng đắn về con đường khoa học mà Kangaroo theo đuổi.
Nguồn: https://kangaroo.vn/kangaroo-chia-se-mo-hinh-nghien-cuu-khoa-hoc-cong-nghe-tai-viet-nam