-
- Tổng tiền thanh toán:
Việc lựa chọn chiếc tủ đông để đáp ứng nhu cầu bảo quản lượng lớn thực phẩm thay vì những chiếc tủ lạnh từ lâu đã phổ biến. Thế nhưng, để đảm bảo sử dụng cũng như vệ sinh tủ đông đúng cách thì không phải ai cũng biết, bài viết này Kangaroo Store sẽ chia sẻ những lưu ý để giải đáp vấn đề đó nhé!
1. Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ đông
Các loại tủ đông hiện nay của Kangaroo đa số đều có bảng điều khiển nhiệt độ nằm trên thành tủ để người dùng có thể điều chỉnh dễ dàng. Tùy theo kích cỡ và hình dáng khác nhau nhưng đều có dạng xoay theo chiều kim đồng hồ để tăng nhiệt độ tới nhiệt độ âm và ngược lại.
Với các mức "Min/Off" tủ sẽ tắt nguồn và "Max/Hi" tủ sẽ hoạt động liên tục với mức công suất cao nhất.
Đa số các loại tủ đông có ngăn mát và ngăn đông được điều khiển cùng một công tắc thì nhiệt độ của ngăn mát sẽ ngắt theo sự điều chỉnh của ngăn đông.
Một số loại tủ đông Kangaroo có ngăn mát và ngăn đông được điều khiển bằng 2 bảng điều khiển riêng biệt, lúc này để điều chỉnh nhiệt độ của từng ngăn thì người dùng chỉ cần chọn bảng điều khiển tương ứng với ngăn cần điều chỉnh sau đó tăng hoặc giảm nhiệt độ theo nhu cầu.
Khi di chuyển cần chú ý không để tủ đông nghiêng quá 45 độ. Sau khi di chuyển tới nơi đặt thì nên để tủ im trong vòng từ 60 - 120 phút để gas lắng xuống do bị xóc lên trong quá trình di chuyển rồi mới cắm điện vào.
Vị trí đặt tủ đông phải đảm bảo phía sau cách tường 20 cm, hai sườn (2 bên hong tủ) trống tối thiểu 15 cm và không bị che, phủ kín để đảm bảo không khí lưu thông giải nhiệt cho dàn nóng.
Đặt tủ đông tại nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tránh xa bồn nước, nguồn nhiệt tỏa ra (bếp) và các chất lỏng bay hơi có tính ăn mòn.
Sau khi cắm điện, để tủ đông chạy làm mát trong vòng từ 30 - 60 phút rồi từ từ thêm thực phẩm vào. Với lượng thực phẩm ít, ta có thể chọn các mức công suất 2,3,4 trên bảng điều khiển. Trường hợp lượng thực phẩm nhiều chúng ta có thể tăng lên các mức 5,6,7... tùy theo công suất của mỗi tủ đông khác nhau mà ta tăng cho hợp lí.
Chỉ dùng mức "Max/ Hi" với thời gian ngắn trong trường hợp tủ chứa lượng thực phẩm nhiều và cần làm lạnh nhanh, vì tủ sẽ chạy với công suất lớn sẽ làm tốn chi phí tiền điện và giảm tuổi thọ của tủ. Hiện nay, hãng đã có một số mẫu tủ đông có công nghệ Inverter nhằm tiết kiệm điện hơn cho người sử dụng.
Thời gian đông nhanh hay chậm phụ thuộc vào lượng thực phẩm và được cài đặt phù hợp với công suất của tủ đông.
Để luồng khí lạnh được lưu thông trong tủ nên xếp thực phẩm có khe hở. Ngày nay có nhiều mẫu tủ đông với nhiều mức dung tích khác nhau như: dưới 300 lít, từ 300 - 450 lít, trên 450 lít nhưng chúng ta nên chứa thực phẩm khoảng 7/10 dung tích sử dụng và chừa 3 phần phía trên để luồng khí được tỏa điều lên thực phẩm.
Bước 1: Vặn núm điều chỉnh về vị trí "MIN/OFF" hoặc rút nguồn để ngắt điện cho tủ.
Bước 2: Lấy toàn bộ thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ đông, mở cửa tủ để tuyết tan.
Bước 3: Mở nắp lỗ thoát nước để nước trong lòng tủ chảy ra ngoài.
Lưu ý: Không dùng các vật sắc nhọn để cậy các lớp tuyết, đá vì có thể làm nứt, vỡ tủ.
- Bước 1: Rút dây nguồn tủ ra khỏi ổ điện trước khi vệ sinh
- Bước 2: Lấy toàn bộ thực phẩm bên trong tủ ra ngoài
- Bước 3: Tháo gỡ giỏ đựng đồ và làm sạch
- Bước 4: Dùng khăn mền lau chùi, vệ sinh bề mặt bên trong tủ
- Bước 5: Vệ sinh lỗ thoát nước, không để lỗ thoát nước bị nghẹt bỡi bụi bẩn, rác,...
- Bước 6: Dùng khăn mềm lau chùi, vệ sinh về mặt bên ngoài tủ
Những lưu ý khi vệ sinh tủ đông:
- Không sử dụng nước sôi, axit, xăng dầu, các chất lỏng có tính ăn mòn để lau chùi bề mặt tủ.
- Không sử dụng các vật sắc nhọn để cậy vết bẩn, tuyết bám vì có thể làm nứt tủ.
- Để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt, ngon thì cần phải vệ sinh định kỳ 1 lần/ tháng để đảm bảo tủ đông kháng khuẩn và khử mùi hoạt động tốt và độ bền cao.