-
- Tổng tiền thanh toán:
Mỗi môi trường có một nồng độ PH nhất định, đặc biệt là độ PH trong nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng Kangaroo Store tìm hiểu về ý nghĩa và ảnh hưởng của độ PH trong nước nhé!
1Độ PH trong nước là gì?
PH là từ viết tắt của thuật ngữ: pondus hydrogenii (độ hoạt động của hydro). PH trong nước thể hiện chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong nước. Trong đó:
- Nếu lượng ion H+ trong nước cao thì dung dịch đó mang tính axit.
- Nếu lượng ion H+ thấp thì nước đó có tính bazơ.
- Nếu lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính (độ pH khi đó xấp xỉ 7).
2 Độ PH có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Độ PH bao nhiêu là tốt?
Mỗi môi trường có một nồng độ PH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy. Nếu giữ độ PH trong cơ thể người trong khoảng 7.3 - 7.4 và mang tính kiềm thì đây là điều kiện tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường.
Nếu cơ thể mất đi tính kiềm mà chuyển sang tính axit thì lượng axit dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,…
Bác sĩ Otto Warburg (Đức), người đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931, đã có phát biểu về nguồn gốc của bệnh ung thư như sau: Các tế bào ung thư có tính axit và hoạt động mạnh trong môi trường axit, trong khi các tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm.
3 Làm gì để cân bằng độ PH trong cơ thể
Ăn nhiều rau, củ, quả xanh
Trong rau củ quả có chứa tính kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm bạn nên ăn thường xuyên:
- Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt): Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
- Ớt chuông: Ớt chuông có tính kiềm rất cao, ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…
- Cần tây: Tính kiềm trong cần tây cao, đồng thời trong cần tây còn có chất coumarin và chất phtalic, giúp giảm nguy cơ ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
- Bơ: Bơ mang tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Suy nghĩ tích cực và lạc quan
Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe, vì vậy để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Bổ sung đủ nước, nước có tính kiềm
Bổ sung đầy đủ nước, đặc biệt đối với cơ thể dư thừa axit thì nên uống các loại nước giàu tính kiềm để cân bằng lại tính axit. Năm 1965, Bộ Y tế Nhật ra công văn Dược phẩm 763 để công nhận những lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe và khuyến khích người dân sử dụng
4. Cách kiểm tra độ PH trên cơ thể người
Kiểm tra độ PH với giấy thử PH
Thời gian tốt nhất để kiểm tra độ pH là sáng sớm trước khi đánh răng, bạn cần bỏ nước bọt đang có trong miệng vào. Sau đó uốn lưỡi lấy nước bọt mới và cho ra giấy thử PH.
- Độ PH nằm trong khoảng từ 6.5 - 7.5: Cơ thể đang khỏe mạnh.
- Nếu chệch khỏi pH nước bọt lý tưởng trong một thời gian dài: Đó là dấu hiệu cơ thể suy yếu, dễ bị bệnh.
Thử PH bằng xét nghiệm nước tiểu
Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Độ axit của nước tiểu cao hay thấp là do nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Vì thế, thông qua giá trị pH ta có thể kiểm tra được một số rối loạn hay các bệnh về thận. Ví dụ:
- Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 - 8,5.
- Nếu độ PH = 4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh. Độ PH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường...
- Nếu độ pH = 9 hoặc PH>9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ có thể mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận.